Hệ thống cơ điện đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm và quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình như nào. Bài viết của Phúc Khang sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống cơ điện.
Mục lục
- 1 Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình là gì?
- 2 Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình gồm những gì?
- 3 Quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình
- 3.1 Bước 1: Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện
- 3.2 Bước 2: Thiết kế, thi công phần máng cáp
- 3.3 Bước 3: Lắp đặt đèn chiếu sáng công trình
- 3.4 Bước 4: Triển khai các biện pháp dự phòng để cải tạo và nâng cấp hệ thống
- 3.5 Bước 5: Liệt kê phương án bảo trì, sửa chữa
- 3.6 Bước 6: Lên phương án di dời các máy móc
- 3.7 Bước 7: Lên phương án thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình
Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình là gì?
Thi công lắp đặt hệ thống điện là quá trình thi công và lắp đặt các thiết bị, đường ống, hệ thống liên quan đến điện và phần cơ có trong một công trình xây dựng. Hệ thống cơ điện đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho mọi công trình diễn ra suôn sẻ và hoạt động an toàn, hiệu quả và tiện nghi.
Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình gồm những gì?
Phần điện
Lắp đặt hệ thống điện cho công trình về phần điện gồm có các hạng mục sau:
- Hệ thống điện nhẹ: Bao gồm các thiết bị, dây dẫn phục vụ truyền tải thông tin như mạng LAN, camera, hệ thống thông minh, mạng điện thoại nội bộ, internet,…
- Hệ thống chiếu sáng: Cung cấp và lắp đặt các loại đèn chiếu sáng cho công trình như đèn cao áp, đèn đường đi, đèn trần căn hộ,…
- Hệ thống chống sét: Bảo vệ công trình khỏi tác động của sét bằng hệ thống cột thu lôi, kim thu sét, dây dẫn, cọc tiếp địa,… Hệ thống chống sét đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong công trình.
- Hệ thống thang máy: Cung cấp điện cho thang máy để vận chuyển người và hàng hóa.
Ngoài ra, hệ thống điện còn có hệ thống điều hòa, hệ thống phát hiện cháy nổ, hệ thống liên lạc,…
Phần cơ
Thi công lắp đặt hệ thống cơ điện về phần cơ sẽ có các hạng mục:
- Hệ thống cấp thoát nước: Cung cấp nước sinh hoạt cho công trình và thu gom, xử lý nước thải. Khi thiết kế cần đảm bảo lưu lượng nước đủ, áp lực nước ổn định và hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS): Cho phép kiểm soát và giám sát toàn bộ hệ thống cơ điện trong công trình từ một phòng trung tâm. BMS giúp tiết kiệm năng lượng và nâng cao độ an toàn cho công trình.
- Hệ thống thông gió (HVAC): Cung cấp không khí trong lành và điều chỉnh nhiệt độ trong công trình, tạo môi trường sống thoải mái
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Bao gồm hệ thống bình chữa cháy, hệ thống báo cháy, hệ thống thoát hiểm,… Hệ thống PCCC giúp phát hiện và dập tắt đám cháy kịp thời, đảm bảo an toàn cho người và tài sản
- Hệ thống GAS: Cung cấp khí đốt cho các thiết bị sử dụng gas trong công trình như bếp nấu, lò sưởi, bình nước nóng,… Hệ thống GAS trung tâm cần được thiết kế và thi công đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ khí gas.
Quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình
Bước 1: Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện
- Tính toán kỹ càng về mức độ thẩm mỹ, công năng cũng như quá trình làm việc của hệ thống cơ điện.
- Vẽ sơ đồ chi tiết hệ thống cáp động lực và ghi chú rõ ràng thông số kỹ thuật của từng đoạn cáp, thiết bị điện.
- Khi thi công cần đảm bảo cung cấp điện năng ổn định, an toàn cho các thiết bị trong nhà xưởng.
Bước 2: Thiết kế, thi công phần máng cáp
- Sử dụng máng cáp có chất liệu chắc chắn, chịu tải cao, chống cháy tốt để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
- Lựa chọn kích thước máng cáp phù hợp với số lượng dây cáp cần chứa, đảm bảo khoảng cách giữa các dây cáp để tản nhiệt tốt.
Bước 3: Lắp đặt đèn chiếu sáng công trình
- Sắp xếp vị trí đèn khoa học đảm bảo sáng đồng đều, tránh tạo ra các điểm tối hoặc chói mắt.
- Tính toán số lượng dựa trên diện tích khu vực cần chiếu sáng, mức độ chiếu sáng và hiệu suất phát sáng
Bước 4: Triển khai các biện pháp dự phòng để cải tạo và nâng cấp hệ thống
- Xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện (quá tải, sự cố nguồn, chập cháy,…)
- Xác định nhu cầu nâng cấp hệ thống điện và lập kế hoạch nâng cấp chi tiết, chuẩn bị vật tư, thiết bị cần thiết cho việc nâng cấp
Bước 5: Liệt kê phương án bảo trì, sửa chữa
- Lập danh sách các thiết bị trong hệ thống cơ điện, bao gồm tên thiết bị, model, nhà sản xuất, thời gian bảo hành và lịch sử bảo trì
- Lập lịch bảo trì định kỳ cho từng thiết bị, dựa trên khuyến cáo của nhà sản xuất và tình trạng hoạt động của thiết bị
Bước 6: Lên phương án di dời các máy móc
Khảo sát vị trí lắp đặt mới cho máy móc, hệ thống điện, đảm bảo đủ diện tích, chịu tải tốt, để thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và vận hành.
Bước 7: Lên phương án thi công lắp đặt hệ thống cơ điện công trình
Lựa chọn hệ thống tự động hóa sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến giúp theo dõi và giám sát hiệu quả hoạt động, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Trên đây là quy trình thi công lắp đặt hệ thống cơ điện mà Phúc Khang vừa tổng hợp gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng công trình, an toàn cho người sử dụng và hiệu quả sử dụng lâu dài.